Học lập trình thế nào để đạt hiệu quả?

Tác giả

Tác giả Bùi Xuân Đạt là nhà phát triển phần mềm (Software Development) kinh nghiệm nhiều năm tại công ty SweetSoft và là thành viên trong đội ngũ tư vấn / giảng dạy / tài trợ của chúng tôi. Biết thêm về tác giả tại Facebook cá nhân xuandat2996

Bài viết chia sẻ một vài kinh nghiệm quý giá dành cho các bạn mới bắt đầu học lập trình.

Nội dung

Không copy / paste

Đối với những người mới học về ngôn ngữ lập trình mới, việc copy/paste là không nên.

Khoa học đã chứng minh. “Mấy người lười thường rất thông minh“. Tự xem mình có lười không nhé! Còn tôi thì … các bạn biết rồi đấy.

Nhưng các bạn biết không điều này có thể sẽ giúp bạn thực thi được đoạn code đó nhanh nhất. Nhưng bạn sẽ không hiểu được nguyên lý hoạt động của nó.

Việc ngồi gõ lại code có thể giúp mình nhớ cú pháp một cách nhanh nhất. Trong lúc code bạn sẽ thấy được nhiều yếu tố: “Dòng này nó làm gì?”, “Mình đang code sai ở đâu? Sao nó không chạy”, ở level cao hơn thì “Đoạn code này quá củ chuối ☺”…. Bla bla. Các bạn biết phải làm gì với các vấn đề ở trên rồi chứ? Debug chứ còn làm gì nữa!

Debug

Debug là gì? Hiểu đơn giản Debug là công cụ giúp chúng ta gỡ rối chương trình thôi. Trong suốt sự nghiệp lập trình, ông nào nói “tôi code không cần debug” => Bóc phét. Ah có tôi đấy, nhưng chỉ là nói điêu thôi :D. Các bạn thấy nó quan trọng thế nào rồi chứ! Bạn nào chưa biết thì tìm hiểu ngay nhé.

Debug sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chương trình. Đoạn code nào đang gây ra lỗi để có hướng sửa lỗi (Fix bug), đoạn nào cần cải tiến để giúp chương trình chạy tốt hơn.

Tính kiên nhẫn

Kiến thức ngành IT giống như là vô tận. Để giỏi hơn thì chúng ta cần phải học tập và tìm kiếm tài liệu rất nhiều. Giành rất nhiều thời gian để sửa lỗi chương trình, tìm kiếm hướng dẫn. Nghiên cứu công nghệ mới. Đừng nản khi gặp phải những vấn đề trên. Hãy cài đặt cho mình tư duy này từ bây giờ.

Người hướng dẫn

Thời gian đầu, khi bắt đầu vào học lập trình có thể bạn sẽ thấy rất khó khăn. Tôi cũng nằm trong số đó, bản thân tôi thật may mắn biết bao khi có một người thầy tận tâm, truyền đạt cho tôi kiến thức nền tảng rất tốt, đủ để tôi có thể đi làm. Ah mà nói điều này để làm gì nhỉ?

Nếu bạn không quá khó khăn về kinh tế hãy tìm cho mình một guru (vừa là thầy vừa là đạo sư), một người đàn anh cũng được. Để họ có thể định hướng soi sáng con đường phía trước cho bạn. Hoặc có thể đầu tư thêm cho mình những khóa học lập trình online từ các trường đào tạo uy tín. Tạo được nền tảng tốt ban đầu.

Code, code nữa rồi code mãi luôn

Những kiến thức trên các cuốn sách dày cộm, tài liệu online hay ebook dạy code đôi khi cũng lỗi thời, lỗi phiên bản rồi. Ah quên, cũ nhưng cũng là nền tảng đừng xem thường những bí kíp cổ đó nhé :D). Nên cách học code nhanh nhất là hãy bắt tay ngay vào việc code. Code sai thì sửa, quên thì xem lại, lỗi thì search tìm cách fix. Fix no thì nghĩ mai fix tiếp, đừng xem bug như kẻ thù hãy xem nó là niềm đam mê ☺, mặc dù đôi lúc chúng cũng khiến ta cay cú, haha. Từ đó nâng cao kỹ năng code, kỹ năng Giải quyết vấn đề”.

TÔI bôi đen nó vì nó rất quan trọng và thật sự rất cần thiết. Hơn thua nhau là ở những kỹ năng mềm này. Bản thân tôi cũng đang rất chú trọng vào nó. Cần luyện tập nhiều chứ không phải tự nhiên mà có!

Tự học, học, học nữa, học mãi

Sửa lại xí, Code đến một lúc thì phải dừng thôi chứ hông code mãi luôn đâu!!! Nhưng học thì không dừng đâu. Già rồi cũng còn phải học đấy=> Chắc chắn luôn khỏi bàn cãi. Trong ngành của chúng ta, việc tự học và cập nhật kiến thức rất rất là quan trọng. Thế hệ trẻ ngày càng giỏi, công nghệ thì không ngừng đổi mới, thay đổi vèo vèo như người yêu trở mặt. Nếu chúng ta không nâng cao kỹ năng, kỹ thuật thì rất khó để tồn tại trong những năm tới.

Vì vậy nên mở máy ra và học ngay đi nhé nếu không muốn sớm về vườn. Trong lúc học, đừng thấy gì khó chút là phải đi hỏi, nó sẽ hạn chế sự sáng tạo và tư duy của các bạn đấy. Thanh niên mà, bản lĩnh lắm mà “Ngon thì đừng có hỏi”.

Học nhóm: Trong môi trường học của tôi, bạn học thì ít mà bạn nhậu thì nhiều :D. => Không nói điêuuu. Vì vậy, mãi đến khi tôi đi làm tôi mới tìm được những nhóm bạn học thật sự. Học nhóm sẽ giúp mình nhanh tiến bộ, tăng khả năng giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp. Tạo hăng say, đam mê trong lúc học.

Hãy cố gắng tìm cho mình những nhóm học phù hợp ngay bây giờ. Cùng đam mê, cùng chí hướng. => Đam mê tích cực. Còn xxx … bla bla thì thôi, dẹp đi!

Chuyên môn hóa

Hãy chọn một lĩnh vực và tập trung phát triển nó. Đã có minh chứng rằng “Một developer giỏi không nhất thiết phải biết nhiều ngôn ngữ”. Nói chi xa, tôi nè! Không cần phải lan mang rằng tôi phải biết nhiều ngôn ngữ, tôi phải học Python, Java, .Net … bla bla. Học nhiều ngôn ngữ để làm gì trong khi mất thời gian mà không đi sâu được vào một thứ để trở thành chuyên gia. Ông bà có sai bao giờ “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”.

Vì vậy, ngay lúc còn mài đít ở ghế nhà trường thì hãy nên chọn một lĩnh vực để tập trung đào sâu. Đến lúc ra trường làm việc rồi hãy tính đường rẽ nhánh tiếp để phù hợp với đặc thù của công việc.

Ảo tưởng sức mạnh

Mấy ông sinh viên giàu vượt sướng hay ảo tưởng sức mạnh vãi lúa. Mai mốt em ra làm game làm ba cái website chán òm, mục tiêu của em là đi Nhật làm lập trình sẵn đóng phim luônnnn. Em phải làm AI, em phải cho máy nó học (Machine learning)…Bla bla.

Thật ra là nói những điều trên cũng để mình có ước mơ, đặt mục tiêu để mình phấn đấu. Không sai, nhưng phải thực tế, phải biết mình đang ở đâu. Nói được mà làm không được thì thành ra nói phét.

Ngay bây giờ, nếu còn ngồi trên ghế nhà trường thì hãy im lặng và chứng minh đi ở đó mà bốc phét!